Quy trình đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Đề án bảo vệ môi trường là việc lập ra các đề án để theo dõi tình hình diễn biến của môi trường xung quanh dự án chưa được thẩm định và có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Song song đó, đề án còn đánh giá mức độ tác động các nguồn ô nhiễm. Từ đó Doanh nghiệp cũng có thể đưa ra các giải pháp báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Các bước lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết như sau:

Bước 1: Khảo sát, thu nhập số liệu tình hình hoạt động và hiện trạng môi trường xung quanh của công ty.

Là quy trình mô tả các nguồn chất thải: nước thải, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khí thải

Các nội dung cần mô tả rõ từng thực tế phát sinh chất thải kèm theo các số liệu tính toán cụ thể: hàm lượng, nồng độ, thông số đặc trưng,…

Bước 2: Khảo sát các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội liên quan đến hoạt động của công ty.

Là quy trình mô tả các vấn đề môi trường do cơ sở tạo ra: động đất, xói mòn, lún lở đất, các vấn đề làm suy thoái các thành phần sinh lý học,… Và các vấn đề kinh tế- xã hội như giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư,…

Các nội dung cần mô tả và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường. Theo dõi các giai đoạn cụ thể: giai đoạn vận hành so với hoạt động hiện tại, kế hoạch đã đặt ra và giai đoạn đóng cửa.

Bước 3: Đánh giá và xác định các nguồn ô nhiễm ( nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn,…) và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Đánh giá chi tiết nguồn gốc và chất lượng nguyên vật liệu, hóa chất,… sử dụng cho dự án

Đánh giá quy trình xử lý vận hành.

Bước 4: Thu mẫu các nguồn có thể gây ô nhiễm của dự án sau đó mang về phân tích tại phòng thí nghiệm.

Từ những kết quả đánh giá và phân tích lấy mẫu các nguồn , nguyên vật liệu, … để phân tích tại phòng thí nghiệm.

Đưa ra các kết luận phân tích số lượng, chất lượng, nồng độ,..có thể chấp nhận để không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Bước 5: Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường thông qua các mẫu đã được đánh giá tại phòng thí nghiệm.

Từ các kết quả phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm đánh giá mức ảnh hưởng so sánh với hiện trạng công trình dự án.

Nêu các mức độ ảnh hưởng ra môi trường, đánh giá hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường và kinh tế- xã hội khác và so sánh với các quy định hiện hành.

Bước 6: Lên các biện pháp giải thiểu ô nhiễm và đề xuất các dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại. Đưa ra các giải pháp như:

  • Hệ thống thu gom, xử lý nước thải và nước mưa
  • Phương tiện thiết bị gom lưu trữ xử lý chất thải rắn
  • Công trình thiết bị xử lý khí thải
  • Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường

Bước 7: Đề xuất các phương pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm.

Từ các số liệu đánh giá và thu thập ban quản lý và giám sát môi trường đề xuất các phương pháp cụ thể cho từng hạng mục.

Các chương trình quản lý: các hoạt động của cơ sở , các tác động môi trường, kinh phí thực hiện, thời gian thực hiện, trách nhiệm từng bộ phận.

Các chương trình giám sát: nước thải và khí thải, chất rắn

Tham vấn các ý kiến của chuyên gia về các dữ liệu đánh giá và các kế hoạch đặt ra

Bước 8:Xây dựng chương trình giám sát môi trường: đưa các phương pháp đã đánh giá xây dựng quy trình phù hợp với công trình dự án và thành lập ban giám sát môi trường.

Bước 9: Soạn thảo công văn hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết: các quy định của pháp luật được yêu cầu cụ thể qua từng nghị định. Lên báo cáo chi tiết và thực hiện đúng quy trình thủ tục để được phê duyệt của nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.

Bước 10: Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty: đây được coi là bước hoàn thành việc lập một đề án chi tiết bảo vệ môi trường để thu thập và xác nhận thực tế quy trình nội dung đề án chi tiết và là cơ sở để đưa ra các căn cứ đi đến việc thẩm định và quyết định phê duyệt cuối cùng.

Bước 11: Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *