Những quy định về nội dung hồ sơ vệ sinh lao động


Hồ sơ vệ sinh lao động được ghi rõ theo phụ lục 1 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động. Giúp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn.

1. Sử dụng hồ sơ vệ sinh lao động để làm gì?

Trong môi trường hiện nay, để bảo vệ sức khỏe tăng năng suất lao động, nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì cần phải quan tâm và đảm bảo cho người lao động. Vì vậy, thực hiện đăng ký hồ sơ vệ sinh lao động là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Hồ sơ vệ sinh lao động là văn bản do người sử dụng lao động lập ra nhằm liệt kê, đánh giá các yếu tố có hại trong môi trường làm việc của người lao động, từ đó làm căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động để kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. 

Người lao động khi làm việc sẽ chịu tác động của các yếu tố điều kiện lao động, trong đó có những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây bất lợi cho bản thân người lao động, có thể gây ra tai nạn lao động, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động. Chính vì vậy, hồ sơ vệ sinh lao động là một giải pháp phòng tránh những tác động này.

Dịch vụ bạn quan tâm: Xin giấy phép môi trường

2. Quy trình thực hiện hồ sơ vệ sinh lao động cho doanh nghiệp

Trong hoạt động sản xuất, điều kiện lao động xấu chứa đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, gây ra các tai nạn lao động. Do đó cần phải thực hiện hồ sơ vệ sinh lao động theo một quy trình tiêu chuẩn.

  • Khảo sát tình hình hoạt động, quy mô sản xuất và tình trạng môi trường tại cơ sở.
  • Xác định hiện trạng, quy mô sản xuất và quy trình công nghệ.
  • Đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường xung quanh khu dự án.
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của dự án. 
  • Vệ sinh tại môi trường lao động, các yếu tố nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động tại cơ sở. Các biện pháp xử lý yếu tố nguy hại hiện có.
  • Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, mẫu đất, mẫu nước ngầm.
  • Thống kê vệ sinh môi trường lao động, lượng lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.
  • Thống kê máy móc, trang thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
  • Thiết bị đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
  • Hiện trạng các công trình, các thiết bị xử lý chất thải.
  • Các tổ chức y tế hoạt động tại khu dự án (Cơ sở làm việc y tế, thuốc, phương tiện, vật dụng phục vụ cấp cứu tại chỗ, phương án tổ chức cấp cứu tại chỗ).
  • Trình nộp hồ sơ vệ sinh lao động lên cơ quan chức năng phê duyệt. (Trung tâm y tế dự phòng)

3. Vì sao phải làm hồ sơ vệ sinh lao động?

Mọi cơ sở lao động đều phải lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động và bệnh nghề nghiệp. Việc đo, kiểm tra môi trường lao động phải được thực hiện bởi đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại thông tư này.

Việc quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp được thực hiện trên cơ sở phân cấp và kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Hồ sơ vệ sinh lao động được lập và lưu giữ như sau:

  • 1 bộ hồ sơ vệ sinh lao động tại cơ sở lao động.
  • 1 bộ hồ sơ vệ sinh lao động lưu tại đơn vị quản lý về sức khỏe người lao động và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động đặt trụ sở và tại đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của bộ, ngành.

Hồ sơ vệ sinh lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải lập, quản lý, bổ sung hồ sơ sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động (nếu có), theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động. Tất cả các trường hợp bị tai nạn lao động, nhiễm độc tại nơi làm việc phải được lập hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động và lưu giữ tại doanh nghiệp.



[sc name=”lienhe” ][/sc]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *