Xin giấy phép xả nước thải là hồ sơ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và thẩm định trong việc thống kê chính xác lưu lượng nước thải ra môi trường của từng dự án. Giấy phép xả thải không chỉ giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá quá trình xả thải mà còn đề xuất biện pháp thích hợp về công nghệ đảm bảo nước thải được xử lý đúng tiêu chuẩn mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận.
Nguyên tắc để cấp giấy phép xả nước thải
Căn cứ theo Điều 18 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì nguyên tắc được cấp giấy phép xả nước thải với các quy định dưới đây:
- Dự án khi xả thải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước được cơ quan Nhà nước phê duyệt.
- Đảm bảo quá trình xả thải không gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và phù hợp với nhu cầu như trong đơn đề nghị đăng ký giấy phép.
- Việc xả thải phải đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp các cá nhân, tổ chức, tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường theo quy định.
- Quá trình xả thải cần đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, chất lượng nguồn tiếp nhận, phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả thải.
Làm thế nào để được cấp giấy phép xả nước thải?
Điều kiện để đăng ký giấy phép xả nước thải
Căn cứ vào khoản 1, 2, 3 Điều 20 của Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép xả nước thải thuộc các trường hợp dưới đây:
- Dự án phải có hệ thống xử lý nước thải được vận hành theo đúng công suất thiết kế ban đầu.
- Các công trình phải có đề án hoặc báo cáo phù hợp với tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa quy hoạch tài nguyên nước.
- Nguồn tiếp nhận phải đảm bảo nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn bằng biện pháp XLNT đạt quy chuẩn kỹ thuật, các phương án, thiết kế công trình phù hợp với quy mô, đối tượng xử lý.
- Đối với trường hợp xả thải vào nguồn nước cần đáp ứng điều kiện như thiết bị, nhân lực, cá nhân đủ khả năng vận hành hệ thống XLNT hoặc hoạt động quan trắc nước thải với dự án đã có công trình xả nước thải.
- Cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và giám sát quá trình xả thải cho công trình có quy mô xả thải với lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên phải có phương án, phương tiện, thiết bị phù hợp.
Cấp giấy phép xả nước thải cần hồ sơ gì?
- Đơn đề nghị cấp giấy phép của chủ dự án
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn tiếp nhận tại thời điểm xin cấp phép.
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống đối với trường hợp chưa có công trình xử lý nước thải, báo cáo hiện trạng nước thải kèm kết quả phân tích thành phần và xác nhận đã nộp phí BVMT trong trường hợp dự án đã có công trình xử lý.
- Xác định bản đồ vị trí khu vực xả thải.
- Báo cáo ĐTM đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Bản sao giấy tờ hợp lệ quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình xả thải đang hoạt động.
Trường hợp giấy phép có những nội dung thay đổi về chủ giấy phép, nguồn tiếp nhận nước thải, lượng nước xả thải vượt quá 25% so với quy định trong giấy phép đã cấp hoặc thông số, nồng độ chất ô nhiễm vượt quá mức cho phép thì bắt buộc phải lập lại hồ sơ xả thải.
Với nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ chuyên gia tư vấn môi trường chuyên nghiệp. Môi Trường Toàn Cầu đã tư vấn các phương án tối ưu cho các doanh nghiệp trên các tỉnh thành về vấn đề môi trường, hoàn thành hồ sơ trình nộp lên cơ quan chức năng và đã nhận được quyết định phê các hồ sơ môi trường theo đúng chuẩn mực và tiến độ đề ra, tìm rõ yêu cầu của khách hàng và khiến khách hàng hài lòng nhất.
[sc name=”lienhe” ][/sc]