Quan trắc môi trường lao động mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?


Yếu tố vật lý nơi làm việc là điều kiện của môi trường làm việc, gồm sự tác động tổng hợp của các yếu tố tiếng ồn, ánh sáng, độ rung, điện từ trường và các thiết xung quanh người lao động. Các doanh nghiệp cần đăng ký quan trắc môi trường lao động để  đảm bảo môi trường làm việc cho lao động mà công ty nêu ra trong hồ sơ vệ sinh lao động và các hồ sơ pháp lý khác.

1. Tìm hiểu về quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích chỉ tiêu đo lường các yếu tố môi trường lao động tại vị trí làm việc của người lao động. Đối chiếu so với mức yêu cầu từ đó có biện pháp xử lý kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe người lao động, phòng bệnh nghề nghiệp.

Đây là hồ sơ bắt buộc đối với các đơn vị trong quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng tới người lao động. Việc quan trắc môi trường lao động định kỳ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các yếu tố có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của công ty.

Dịch vụ bạn quan tâm: Xin giấy phép môi trường

Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong năm.

2. Doanh nghiệp nhận được lợi ích gì từ quan trắc môi trường lao động

Việc quan trắc môi trường lao động cũng nhằm quản lý được môi trường làm việc của người lao động. Từ đó phát hiện những yếu tố nguy cơ gây các tác hại nghề nghiệp để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp nhằm đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động.

Quan trắc môi trường lao động không những giúp doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động, giúp người lao động hiểu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng môi trường lao động và đòi hỏi quyền lợi khi bị ảnh hưởng mà còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, công tác đo kiểm tra môi trường lao động trên thực tế cho đến nay vẫn chưa được chú trọng. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn còn xem nhẹ công tác quan trắc môi trường lao động nói riêng và vệ sinh lao động nói chung.

Trong khi đó rất nhiều người lao động đang phải làm việc tại môi trường chưa an toàn. Một số doanh nghiệp nhầm lẫn giữa đo kiểm môi trường lao động với đánh giá tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với môi trường chung nên chỉ thực hiện đánh giá tác động môi trường chung.

3. Những yếu tố liên quan đến quan trắc môi trường lao động

Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các dự án và các doanh nghiệp, đã làm gia tăng các nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động cả về phạm vi, tính chất và mức độ tác động. Do đó cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu kỹ về những yếu tố liên quan đến quan trắc môi trường lao động:

Tiếng ồn trong môi trường phát sinh từ hoạt động của các thiết bị vật chất tại vị trí làm việc hoặc từ khu vực khác, tiếng ồn tác động lên micro, micro chuyển năng lượng ồn thành tín hiệu dòng điện tương ứng.

Độ rung là các dao động cơ học phát sinh từ các động cơ và dụng cụ lao động. Những dao động đó có thể là dao động điều hòa và không điều hòa. Có độ rung toàn thân và rung cục bộ tác động đến người lao động.

Ánh sáng là các yếu tố chiếu sáng nhân tạo tại nơi làm việc, các toàn nhà công nghiệp, nông nghiệp, văn phòng, công sở, cơ sở chăm sóc sức khỏe và các công trình công cộng khác nhằm xác định sự phù hợp của độ chiếu sáng thực tế so xung quanh người lao động.

Điện từ trường tần số cao hay tần số radio là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt điện từ phát sinh từ khu vực phát thanh, truyền hình, viễn thông, rada quân sự và hàng không, khí tượng,…có sử dụng các loại máy phát sóng.

Bụi toàn phần là việc đánh giá nồng độ bụi trong không khí thu được ở giải hạt có đường kính khí động dưới 100 micromet tại không gian của khu vực người lao động làm việc các phương tiện phục vụ công việc.



[sc name=”lienhe” ][/sc]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *