Việc phải có báo cáo ĐTM khu công nghiệp là vô cùng cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Bạn đã hình dung được quy trình ĐTM khu công nghiệp phải có những gì chưa?
Khi các doanh nghiệp tiến hành khởi công một dự án khu công nghiệp chắc chắn phải trải qua giai đoạn xin giấy phép xây dựng. Và để hoàn thiện thủ tục để xin giấy phép này thì báo cáo đánh giá tác động môi trường là loại giấy tờ vô cùng quan trọng. Vậy lập ĐTM khu công nghiệp vì sao cần thiết? Quy trình lập ĐTM khu công nghiệp thực hiện như thế nào? Cùng giải đáp qua bài viết nhé!
1. Khái niệm về khu công nghiệp? Khái niệm về ĐTM?
Khu công nghiệp ở Việt Nam là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nhằm đảm bảo sự hài hòa và cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường. Khu công nghiệp được cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng, với những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp, các phương pháp xử lý bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường để có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường để đạt ra các tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Đồng thời, kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá công tác bảo vệ môi trường của công ty.
2. Lập ĐTM khu công nghiệp vì sao cần thiết?
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là nội dung tiền khả thi của dự án phát triển, nếu thiếu ĐTM thì dự án sẽ không được phê duyệt. Ngoài ra, lập ĐTM còn giúp nhà đầu tư quyết định phương án khả thi tối ưu cho dự án, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong việc phát triển lâu dài, giúp nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối quan hệ chặt chẽ hơn.
Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường là để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định. Điều này, sẽ giúp ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo chủ động trong việc bảo vệ môi trường và hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Đối tượng nào phải lập ĐTM khu công nghiệp?
Tất cả các dự án khu công nghiệp đều cần được hoàn thành lập ĐTM khu công nghiệp thì mới được cho phép tiến hành dự án. Nếu đảm bảo về mọi yếu tố, các dự án sẽ được phê duyệt, tuy nhiên, vẫn có trường hợp các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ phải lập lại đánh giá tác động môi trường khi:
- Không triển khai dự án khu công nghiệp trong vòng 24 tháng.
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án khác với địa chỉ báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
- Dự án tăng quy mô, công suất cũng như thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
4. Quy trình lập ĐTM khu công nghiệp tiến hành như thế nào?
Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần thực hiện những công việc theo trình tự như sau:
-
- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn. Đồng thời điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH.
- Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án.
- Xác định các yếu tố vi khí hậu và đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: chất thải rắn, tiếng ồn, khí thải, nước thải; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh.
- Sau khi xác định, cần đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến môi trường, tài nguyên, xã hội và con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án, các phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.
- Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Trên đây là một số vấn đề xoay quanh báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khu công nghiệp. Hy vọng bạn đọc đã có thể có những kiến thức cần thiết nhất khi có dự định muốn triển khai một dự án khu công nghiệp.
[sc name=”lienhe” ][/sc]