Khi các doanh nghiệp đang trong giai đoạn xin giấy phép hoạt động chắc hẳn sẽ quan tâm đến các thủ tục xin giấy phép môi trường như báo báo đánh giá tác động môi trường. Để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, các chủ doanh nghiệp phải làm theo một quy trình nhất định để dễ dàng, thuận tiện trong quá trình đơn vị lập báo cáo.
1. Những kiến thức cơ bản về báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Điều kiện để lập báo cáo là cơ sở thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đầy đủ và đúng như nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Các công trình xử lý môi trường phải đảm bảo đúng quy chuẩn hiện hành. Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt môi trường theo quy định.
Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của công ty.
Dịch vụ bạn quan tâm: Xin giấy phép môi trường
2. Vai trò quan trọng của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Những đối tượng có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường có một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đây chính công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa hiệu quả, giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Ngoài ra, nó còn giúp cho những nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định, và còn là cơ sở đối chiếu khi có thanh tra kiểm tra môi trường xung quanh dự án. Báo cáo đánh giá tác động môi trường góp phần cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, khuyến khích quá trình quy hoạch và tiết kiệm thời gian, chi phí trong phát triển lâu dài.
Bên cạnh đó, Nghị định 40/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ hơn về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án quy định theo nghị định, trừ các dự án thuộc bí mật quốc gia, an ninh.
3. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là quá trình xác nhận việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường, nên khi lập báo cáo các doanh nghiệp nên tuân theo quy trình tiêu chuẩn:
Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát môi trường của dự án bao gồm điều kiện từ địa lý – địa chất, môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án.
Bước 2: xác định các nguồn có thể gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải có thể phát sinh trước trong và sau quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
Bước 3: Thu thập các mẫu khí thải, chất thải,…đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.
Bước 4: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố, tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.
Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
Bước 6: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
Bước 7: Tiến hành tham vấn ý kiến từ Uỷ ban nhân dân phường nơi thực hiện dự án.
Bước 8: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường, công trình xử lý môi trường phải đảm bảo đúng quy chuẩn hiện hành.
Bước 9: Nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
[sc name=”lienhe” ][/sc]