Tổng quan giấy phép xả thải vào nguồn nước

 

Theo nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước.

Tại khoản 1 điều 15 của bộ luật quy định tài nguyên nước bao gồm: giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng mặt nước, giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng nước biển, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Từ khoản luật này ta thấy tính yêu cầu và tính bắt buộc của việc xả thải vào nguồn nước.
Vậy giấy phép xả thải vào nguồn nước là gì?
Giấy phép xả thải vào nguồn nước là một loại giấy phép do nhà nước cấp cho cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ sở nuôi trồng thủy sản trước khi đi vào hoạt động. Mục đích của giấy phép là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tổ chức cá nhân đồng thời đảm bảo việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sức khỏe của người dân,…

Điều kiện để được cấp phép xả thải vào nguồn nước?
Theo điểu 20 của nghị định 201/2013/NĐ- CP điều kiện cấp phép được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  • Tổ chức, cá nhân có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện pháp lý của bộ Tài nguyên môi trường lập: thông tin, số liệu,… được đảm bảo rõ ràng, chính xác, trung thực,… Đối với biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong dự án phải đảm bảo được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn ký thuật, phương án thiết kế phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác,…
  • Ngoài ra, đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước giấy phép được cấp còn phải đáp ứng các điều kiện:
    • Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải.
    • Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải.
    • Đối với trường hợp xả nước thải quy định công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.

Thời hạn của giấy phép xả thải vào nguồn nước? cũng theo quy định cảu nghị định 201/2013/NĐ- CP thời hạn của giấy phép xả thải vào nguồn nước được quy định cụ thể có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.

Các trường hợp điều chỉnh giấy phép xả thải vào nguồn nước:

  • Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải.
  • Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục.
  • Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước.
  • Do chuyển đổi chức năng nguồn nước.
  • Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4 Điều này.

Lưu ý: Các nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh: Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong giấy phép xả nước thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầu điều chỉnh hoặc chủ giấy phép đề nghị áp dụng mức quy chuẩn cao hơn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *